THPT Bình Khánh
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

kiem tra tap trung

Go down

kiem tra tap trung Empty kiem tra tap trung

Bài gửi  Admin Thu Jan 28, 2010 8:07 pm

SỞ GD & ĐT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH
ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 2
MÔN : HÓA 12 (BAN CƠ BẢN)
THỜI GIAN : 60 HPÚT
Câu 1 : Một chất hữu cơ (X) có công thức phân tử C4H8O2. Biết (X) tác dụng được với NaOH và có phản ứng tráng gương, công thức cấu tạo của (X) là :
A. CH3 - CH2 - CH2 - COOH B.* HCOO - CH2 - CH2 - CH3
C. HO - CH2 - CH2 - CH2 - CHO D. CH3 - COO - CH2 - CH3
Câu 2 : Có các phát biểu sau :
1. Este là sản phẩm của phản ứng giữa ancol và axit
2. Công thức tổng quát của este là R – COO – R’(R, R’ là gốc hidrocacbon )
3. Thay nhóm – OH trong nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng gốc hidrocacbon ta được este
4. Phần lớn các este là chất lỏng, không tan trong nước, dễ bay hơi, có mùi thơm
5. Đun nóng este đơn chức trong môi trường kiềm thu được muối và ancol
Các phát biểu đúng là :
A. 1, 3, 4, 5 B.1, 2, 4, 5 C.*3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5
Câu 3 : Đun nóng một lượng dư axit axetic với 13,8 gam ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng là : (cho C = 12, H = 1, O = 16)
A. 75% B. 62,5% C. 60% D.* 41,67%
Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 1 este no đơn chức thì số mol CO2 thu được bằng với số mol oxi phản ứng. Tên của este là :
A.* Metyl fomiat B. Etyl axetat C. Etyl fomiat D. Metyl propionat
Câu 5 : Cho các câu sau :
1. Chất béo thuộc loại hợp chất este
2. Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước
3. Các este không tan trong nước do không có liên kết hidro với nước
4. Khi đun nóng chất béo lỏng với H2 (có mặt Ni) thì thu được chất béo rắn
5. Chất béo lỏng là các tri glixerit chứa gốc axit không no
Các câu không đúng là :
A. 1, 4 B. 2, 3 C. 1, 2, 4, 5 D.* 2
Câu 6 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Thay nguyên tử hidro trong NH3 bằng gốc hidro cacbon ta được hợp chất amin
B. Có thể phân biệt amin thành : amin no, amin thơm, amin không no tùy theo gốc hidrocacbon
C. Amin từ 2 cacbon trở lên bắt đầu có hiện tượng đồng phân
D. * Bậc của amin bằng với bậc của cacbon liên kết với nhóm amin
Câu 7 : Cho các chất sau : C6H5 – NH2 (1) , CH3NH2 (2) , (CH3)2 NH (3) , NH3 (4). Tính bazơ giảm dần theo thứ tự nào ?
A. 3, 2, 1, 4 B. * 3, 2, 4, 1 C. 1, 4, 3, 2 D. 1, 3, 2, 4
Câu 8 : Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức thu được 0,3 mol CO2 ; 0,6 mol H2O ; 0,1 mol N2 . Giá trị của x là : (cho C = 12; H = 1 ; N = 14 ; O = 16)
A. *7,6g B. 4,5g C. 8,4g D. 9g
Câu 9 : Amino axit sau có tên gọi là : HOOC – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH
A. Axit - amino pentanoic B. Axit 2 – aminno pentanoic
C. *Axit 2 – amino pentandioic D. Axit 4 – amino pentandioic
Câu 10 : Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử chứa nhóm – NH2 và nhóm – COOH
B. Amino axit là hợp chất lưỡng tính
C. Amino axit tồn tại dạng ion lưỡng cực trong dung dịch
D. * Amino axit đơn giản nhất là alanin
Câu 11 : Cho 0,01 mol amino axit (X) phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức của (X) có dạng : ( cho C = 12 ; H = 1, Na = 23, O = 16; Cl = 35,3)
A.* (NH2)2 R COOH B. NH2 R COOH C. NH2 R (COOH)2 D. (NH2)2 R(COOH)2
Câu 12 : Cho các chất sau : C6H5 NH2 (1) ; CH3 NH2 (2) ; NH2 - CH2 - COOH (3) ; NH3 (4) ;
HOOC - CH2 - CH(NH2) COOH (5) ; NH2 - (CH2)4 - CH(NH2) - COOH (6). Dung dịch làm quì tím hóa xanh là :
A. * 2, 4, 6 B. 1, 3, 5 C. 2, 4, 5 D. 3, 5, 5
Câu 13 : Một poli me có công thức [ - NH – (CH2)5 – CO - ]n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng monome nào ?
A. NH2 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH
B. NH2 - (CH2)5 - CHO
C. * NH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH
D. NH4 OOC -(CH2)4 - COOH
Câu 14 : Tên gọi đúng của peptit sau là :
NH2 - CH2 - CO - NH - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - COOH
A. Gli - Gli - Ala B.* Gli - Ala - Gli C. Gli - Val - Ala D. Ala - Gli - Val
Câu 15 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Protein là polime thiên nhiên có cấu trúc phức tạp
B. Thủy phân protein đến cùng thu được các aminoaxit
C. * Protein kém bền với nhiệt, nhưng bền với axit, bazơ
D. Sự kết tủa bằng nhiệt của protein gọi là sự đông tụ
Câu 16 : Điền từ thích hợp vào chổ trống “ Polime là những chất có phân tử khối …(1) … , do nhiều đơn vị nhỏ gọi là …(2)….. liên kết với nhau tạo nên “
A. (1) trung bình, (2) monome B. * (1) rất lớn, (2) mắt xích
C. (1) rất lớn, (2) monome D. (1) trung bình, (2) mắt xích
Câu 17 : Polime nào sau đây thuộc loại polime nhân tạo ?
A. Tơ nilon – 6,6 B. Tơ tằm C. *Tơ xelulozo axetat D. Bông
Câu 18 : Hợp chất hoặc cặp chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng ngưng ?
A. Phenol và andehit fomic B.* Buta – 1,3 – dien và stiren
C. Axit adipic và hexametylen diamin D. Axit - amino propionic
Câu 19 : Để tổng hợp 120 kg poli metylmetacrylat với hiệu suất 80 % thì lượng axit cần dùng là :
A. *129 kg B. 103,2 kg C. 82,56kg D. 100kg
Câu 20 : Điền từ thích hợp vào chổ trống “ Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ..(1)… thành phần phân tán vào nhau mà …(2)….”
A. * (1) hai , (2) không tan vào nhau B. (1) hai , (2) tan vào nhau
C. (1) ba, (2) không tan vào nhau D. (1) ba , (2) tan vào nhau
Câu 21 : Cho các cấu hình e sau :
1. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 2. 1s2 2s2 2p6 3s1 3. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p6
Các cấu hình lần lượt của nguyên tố và ion nào ?
A. K, Na, Mg, Al3+ B. *Al, Na, Mg, Al3+ C. Na, Ca, K, Na+ D. Al, Ca, Mg, Ca2+
Cho K (Z = 19) , Na (Z = 11) , Mg (Z = 12) , Ca (Z = 20) , Al (Z = 13)
Câu 22 : Điền từ thích hợp vào chổ trống “ Mạng tinh thể kim loại gồm ….(1)… và …(2) … “
A. (1) Nguyên tử kim loại ,(2) ion dương B. (1)Tinh thể nguyên tử, (2) electron tự do
C. * (1) Nguyên tử, ion dương ,(2) electron tự do D. (1) tinh thể nguyên tử ,(2) 3 loại mạng tinh thể
Câu 23 : Câu nào sau đây không đúng ?
A. Số electron ngoài cùng của kim loại thường ít (1 đến 3)
B. * Trong cùng 1 chu kì bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim
C. Trong cùng 1 nhóm số electron ngoài cùng của nguyên tử thường bằng nhau
D. Số electron ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 5e đến 7 e
Câu 24 : Câu nào sau đây không đúng ?
A. * Liên kết kim loại là liên kết giữa ion dương kim loại và các electron hóa trị
B. Liên kết ion là liên kết giữa 2 ion trái dấu bằng lực hút tĩnh điện
C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử bằng đôi electron dùng chung
D. Liên kết kim loại là liên kết giữa ion dương và electron tự do
Câu 25 : Thể tích của 1 mol Al là 10cm3 thì khối lượng riêng của Al là :
A. 27g/ cm3 B. 13g/ cm3 C. *2,7g / cm3 D. 1,3g / cm3
Cho Al có M = 27, Z = 13
Câu 26 : Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự nào ?
A. Au, Ag, Cu, Al, Fe B. Cu, Al, Ag, Au, Fe C. *Ag, Cu, Au, Al, Fe D. Au,Fe, Cu, Al, Ag
Câu 27 : Ngâm 1 đinh Fe trong 100ml dd CuSO4, khi pư kết thúc lấy đinh Fe ra rửa nhẹ, làm khô thấy k.lượng đinh Fe tăng 1,6g. Nồng độ mol/l của CuSO4 ban đầu là: (cho Fe = 56, Cu = 64, S = 32, O = 16)
A. 1M B. 0,5M C* 2M D. 1,5M
Câu 28 : Hoà tan hoàn toàn 8g hỗn hợp Fe, Mg trong dd HCl dư thu được 4,48 lít H2(đkc), cô cạn dd sau phản ứng thu được m(gam) chất rắn. Khối lượng m là : (cho Fe = 56, Mg = 24, Cl = 35,5, H = 1)
A. 12,48g B.* 22,2 g C. 17,6g D. 15,6g
Câu 29 : Kim loại có độ cứng lớn nhất là :
A. Fe B. Ni C. W D.*Cr
Câu 30 : Cho 4 kim loại Al, Cu, Ag, Zn và 4 dung dịch Al3+, Cu2+, Ag +, Zn2+. Cho lần lượt từng kim loại vào mỗi dung dịch thì số phản ứng xảy ra là :
A. 3 B. 4 C. *6 D. 8
Câu 31 : Kim loại nào sau đây không hòa tan trong dung dịch Fe(NO3)3 ?
A. Cu B. Ni C. *Ag D. Pb
Câu 32 : Nhúng 1 lá Fe vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian lấy lá Fe ra. Mô tả nào sau đây không đúng
A. Lá Fe có màu đỏ B. Dung dịch màu xanh bị nhạt dần
C. Khối lượng lá Fe tăng so với ban đầu D.* Khối lượng lá Fe giảm so với ban đầu
Câu 33 : Có 3 ống nghiệm đựng 3 dung dịch : Cu(NO3)2 ; Pb(NO3)2 ; Zn(NO3)2 . Nhúng 3 lá Fe giống hệt nhau X, Y, Z vào 3 ống nghiệm trên, thì khối lượng lá Fe thay đổi như thế nào ?
A. X tăng, Y giảm, Z không đổi B. *X giảm, Y tăng , Z không đổi
C. X tăng , Y tăng, Z tăng D. X giảm, Y giảm, Z giảm
Câu 34 : Để tách riêng từng kim loai trong dd chứa đồng thời AgNO3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2 . Người ta dùng lần lượt các kim loại nào ?
A. *Pb, Zn, Al B. Fe, Zn, Al C. Pb, Al, Mg D. Fe, Al
Câu 35 : Hoà tan 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe trong dung dịch HNO3 đặc, thu được 0,6 mol khí NO2 (đkc) duy nhất và dung dịch chứa 2 muối. Số mol của Al, Fe là : (cho Fe = 56, Al = 27, N = 14, O =16, H = 1)
A.* 0,1 và 0,1 B. 0,05 và 0,2 C. 0,2 và 0,05 D. 0,2 và 0,2
Câu 36 : Cho 1 ít bột Fe vào 1 lượng dư dung dịch AgNO3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa :
A. Fe(NO3)2 B. *Fe(NO3)3, AgNO3 C. Fe(NO3)2, AgNO3 D.Fe(NO3)3,Fe(NO3)2
Câu 37 : Cho các ion : Fe3+, Ni2+, Cu2+ ; Ag+ , Zn2+. Tính oxi hóa được xếp theo chiều tăng dần là :
A. Fe3+< Ni2+< Cu2+ < Ag+ < Zn2+ B. Ni2+< Fe3+< Cu2+ < Zn2+ < Ag+
C*Zn2+< Ni2+< Cu2+ < Fe3+ < Ag+ D. Ni2+< Zn2+< Cu2+ < Fe3+ < Ag+
Câu 38 : Dãy kim loại nào được xếp theo chiều tăng dần của tính khử ?
A.Fe, Zn, Ni, Al B. Mg, K, Ba, Al C.Ni, Pb, Fe, Zn D. *Al, Mg, Ba, K
Câu 39 : Ngâm 1 lá Zn trong 100ml dd AgNO3 0,2 M khi pư kết thúc lá Zn tăng lên bao nhiêu gam ?
A. 0,65g B.* 1,51g C. 0,85g D. 1,35g
Câu 40 : Một loại bạc có lẫn tạp chất là Cu, Pb, Zn. Để làm sạch loại bạc này người ta dùng phương pháp nào sau đây ?
A. Ngâm trong dung dịch HCl B. Hoà tan trong HNO3
C.Ngâm trong dung dịch Hg(NO3)2 D. * Ngâm trong dung dịch AgNO3


(Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 41
Join date : 31/12/2009
Age : 41
Đến từ : THPT Bình Khánh

https://thptbinhkhanh.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết